Sốt cao thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi, tiếp theo là các dấu hiệu đau họng, ho khan... Phát ban sau 3-4 ngày bị sốt cao. Cha mẹ cần phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm để kịp thời khám và điều trị cho bé.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus ARN thuộc chi Morbillillin nằm trong họ Paramyxoviridae và chỉ có một vật chủ tự nhiên là con người. Là một bệnh lành tính chỉ gây ra những biến chứng trên những cơ địa đặc biệt, lây chủ yếu qua đường hô hấp, chỉ cần hắt hơi, ho sẽ đưa vi khuẩn ra ngoài và người hít phải sẽ nhiễm vi rút.
Trẻ em là đối tượng hay mắc bệnh này vì sức đề kháng còn non yếu.
Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em
Trẻ nhiễm bệnh sởi thường có thời gian ủ bệnh trong 7 – 21 ngày. Sau đó, trẻ có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau:
- Sốt cao thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi (trên 39 độ C).
- Đau họng, ho khan (không có đờm), ngạt mũi, sổ mũi
- Đỏ mắt, cộm mắt, chảy nước mắt, sưng nề mi mắt.
- Những đốm koplik sẽ xuất hiện sau 2-3 ngày nhiễm bệnh. Đây là những đốm nhỏ màu trắng sẽ xuất hiện sau.
Khi bị sởi, trẻ có thể sốt cao tới 40 độ C.
Sau khi các triệu chứng xuất hiện 3-5 ngày
- Bắt đầu cơ thể trẻ bị phát ban. Nó thường bắt đầu bằng những đốm nhỏ màu đỏ, phẳng xuất hiện ở mặt. Sau đó, các đốm này có thể lan xuống cổ, thân, cánh tay, chân và bàn chân.
- Khi phát ban, bé có thể bị sốt tới 40 độ C.
Phát ban sẽ thường xuất hiện ở vùng mặt đầu tiên.
Phân biệt bệnh sởi với sốt phát ban
-Thứ nhất: Các nốt ban sởi sẽ mọc từ sau tai lan ra vùng mặt, lưng rồi toàn thân. Còn nếu bé sốt phát ban thì sẽ mọc toàn thân ngay khi mọc ban.
- Thứ hai: Khi bị mắc sởi, vào ngày thứ 2 sau khi trẻ sốt cao thì sẽ có biểu hiện mắt đỏ (viêm kết mạc) hoặc mắt trẻ có rỉ mắt nhiều.
- Thứ ba: Trẻ bị sởi sẽ có một số triệu chứng đi kèm như: hắt hơi, sổ mũi do bị viêm long đường hô hấp. Còn nếu chỉ bị sốt phát ban thông thường thì bé sẽ không bị viêm kết mạc và viêm long đường hô hấp.
- Thứ tư: Sốt phát ban thông thường khi giảm sốt, người bệnh sẽ ít có dấu hiệu nốt phát ban gồ lên mặt đa, ban đông loạt nổi lên, sau khi lặn sẽ không để lại dấu tích gì.
Một vài hình ảnh bệnh sởi
Cách điều trị bệnh sởi ở trẻ em
Hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu ở trẻ em. Cách chữa chủ yếu là cải thiện triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ ăn:
- Hạ sốt: Có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol.
- Cho bé nghỉ ngơi ở trong phòng thoáng, đủ ánh sáng.
- Vệ sinh răng miệng và cơ thể bé hàng ngày. Tuyệt đối không làm theo những tập kiêng nước, kiêng gió.
- Cha mẹ cho bé ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu. Lưu ý nên tăng cường các thức ăn giàu vitamin A cho bé.
- Sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để nhỏ mũi, mắt cho trẻ từ 3-4 lần/ngày.
- Chú ý bổ sung đủ nước cho bé, bao gồm cả nước oresol hoặc nước hoa quả. Nếu trẻ bị tiêu chảy thì bổ sung nước hoặc cho bú nhiều hơn.
- Nếu bé có các dấu hiệu bất thường như mệt li bì, sốt kéo dài, khó thở, tiêu chảy,... thì cha mẹ phải nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ. Không được tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà.
Subscribe to our newsletter to get notification about new updates, information, discount, etc..