Có rất nhiều chị em mê ăn táo nhưng lại băn khoăn không biết bà bầu ăn táo được không? Việc tiêu thụ loại trái cây này có gây ảnh hưởng gì cho thai kỳ và sức khỏe của em bé?
Trước khi tìm hiểu vấn đề bà bầu ăn táo được không, cùng Phụ Nữ Sức Khỏe điểm qua các thành phần dinh dưỡng có trong quả táo mà chúng ta ăn hàng ngày. Trong 100g táo (táo đỏ tính cả vỏ) chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cụ thể như sau:
Táo rất giàu chất sắt giúp tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu - Ảnh minh họa: Internet
Năng lượng: 52 calo
Carbohydrate: 13,81g
Đường: 10,39g
Đạm: 0,26g
Chất xơ: 2,4g
Chất béo: 0,17g
Vitamin B1 (Thiamin): 0,017mg
Vitamin B2 (Riboflavin): 0,026mg
Vitamin B3 (Niacin): 0,091mg
Vitamin B6 (Pyridoxine): 0,041mg
Axit folic (Vitamin B9): 3mcg
Vitamin C: 4,6mg
Vitamin A (Retinol): 54 IU
Vitamin E: 0,18mg
Vitamin K: 2,2mcg
Kali: 107mg
Natri: 1mg
Canxi: 6mg
Sắt: 0,12mg
Phốt pho: 11mg
Magie: 5mg
Kẽm: 0,04mg
Axit béo bão hòa: 0,028g
Axit béo không bão hòa: 0,007g
Axit béo không bão hòa đa: 0,051g.
Táo có chứa hai chất chống oxy hóa mạnh mẽ là flavonoid và phytochemical - Ảnh minh họa: Internet
Vậy bà bầu ăn táo được không? Trong 1 trái táo chứa hàm lượng vitamin C cao gấp 7 lần trái cam, giàu vitamin A, axit folic, vitamin B3 … rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu trong việc tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa khỏe mạnh và quan trọng nhất là phòng ngừa sinh non một cách hiệu quả.
Bà bầu ăn táo mỗi ngày có thể nhận được những lợi ích tuyệt vời sau:
Táo rất giàu chất sắt giúp tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu và ngăn ngừa thiếu máu. Ở phụ nữ, nguy cơ thiếu máu khi mang thai tăng cao hơn. Nếu tình trạng thiếu máu của mẹ bầu không được cải thiện có thể dẫn đến sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân.
Bà bầu tiêu thụ táo giúp tăng cường năng lượng ngay lập tức - Ảnh minh họa: Internet
Táo là một nguồn cung vitamin C phong phú. Bà bầu ăn loại quả này thường xuyên với lượng vừa phải sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh nhiễm trùng và các bệnh thông thường.
Các gốc tự do có thể làm tổn thương các tế bào, DNA và khả năng hoạt động của chúng. Táo có chứa hai chất chống oxy hóa mạnh mẽ là flavonoid và phytochemical, có tác dụng chống lại các gốc tự do của cơ thể.
Bà bầu tiêu thụ táo giúp tăng cường năng lượng ngay lập tức do loại quả này có chứa các loại đường đơn như glucose, fructose và sucrose. Do đó, các mẹ bầu nên mang theo bên mình một quả táo khi đi làm để xua tan cơn đói, cơn thèm ăn hay giải quyết vấn đề lượng đường trong máu thấp.
Thói quen ăn táo hàng ngày sẽ làm giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể. Cholesterol xấu chính là thủ phạm hình thành mảng bám (mảng xơ vữa) và viêm thành động mạch, cản trở sự lưu thông của dòng máu.
Các hợp chất hóa học trong táo có đặc tính chống ung thư. Do đó, việc thường xuyên tiêu thụ loại trái cây này giúp làm giảm nguy cơ ung thư phổi, đại trực tràng, tiêu hóa và ung thư vú.
Ăn táo khi mang thai giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn ở trẻ em khi sinh ra và các bệnh dị ứng. Các chất chống oxy hóa có trong táo giúp củng cố sức mạnh cho hai lá phổi của mẹ bầu.
Táo là loại quả giàu chất xơ, mẹ bầu tiêu thụ táo giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru và thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Do đó, nếu đang gặp rắc rối với vấn đề táo bón khi mang thai, mẹ bầu hãy ăn táo mỗi ngày.
Quercetin - chất chống oxy hóa mạnh có trong táo giúp bảo vệ các tế bào não khỏi tổn thương từ các gốc tự do liên quan đến bệnh thoái hóa. Tế bào não được điều trị bằng quercetin có ít thiệt hại đối với DNA và protein tế bào hơn so với các tế bào được điều trị bằng Vitamin C hoặc những tế bào không tiếp xúc với chất chống oxy hóa.
Táo xanh hay táo ta có chứa rất nhiều vitamin - Ảnh minh họa: Internet
Những trái táo nhỏ, vỏ xanh, nhẵn bóng được trồng phổ biến ở Việt Nam với hai loại chính: táo chua và táo đường. Đây vốn là đồ ăn vặt bình dân rất giòn và thơm ngon, có thể chế biến thành mứt, nước uống. Các bộ phận của cây táo đều có những tác dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả.
Táo ta, táo xanh cũng là những loại trái cây tốt và lành mạnh như táo đỏ. Táo ta quả nhỏ, giòn, ít ngọt trong khi táo xanh có vỏ dày hơn, giòn và có vị chua hơn. Cùng với táo đỏ, táo ta và táo xanh là những nguồn cung cấp chất xơ hòa tan tốt giúp giảm mức cholesterol, quản lý cân nặng và điều chỉnh lượng đường trong máu.
Bà bầu ăn táo xanh được không? Trong các loại trái cây thì táo xanh được xem là loại quả tốt nhất vì trong loại quả này có chứa nhiều loại vitamin và khoáng cho bà bầu.
Táo xanh hay táo ta có chứa rất nhiều vitamin. Cứ 100g táo ta sẽ có khoảng 400 – 600 vitamin C, cao hơn 7 - 10 lần lượng vitamin C có trong quả cam, quýt. Lượng vitamin C của táo ta còn cao hơn khoảng 100 lần so với táo đỏ.
Khi mua táo về nên rửa sạch bằng nước muối loãng trước khi ăn - Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, bà bầu ăn táo ta mặc dù có nhiều tác dụng tốt nhưng không nên ăn quá nhiều bởi có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Khi mua táo ta, bà bầu chú ý mua táo rõ nguồn gốc, tránh mua phải táo vừa phun thuốc trừ sâu sẽ không có lợi cho bà bầu và thai nhi. Khi mua táo về nên rửa sạch bằng nước muối loãng trước khi ăn.
Bà bầu nên ăn táo với một lượng táo vừa phải sẽ tốt cho cả mẹ và bé. Lưu ý là bạn nên hạn tiêu thụ quá nhiều táo nhằm tránh gặp phải những vấn đề ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Vấn đề nên gọt vỏ táo hay để nguyên khi ăn cũng là thắc mắc của nhiều chị em. Trong khi một quả táo cỡ trung bình có khoảng 4,4g chất xơ thì một quả táo đã gọt bỏ vỏ chỉ còn lại khoảng 2,1g. Ngoài ra nếu gọt bỏ vỏ táo còn làm giảm năng lượng, các loại dưỡng chất quan trọng như: kali, vitamin C, folate, vitamin A và vitamin K.
Tuy nhiên, nếu để nguyên vỏ táo khi ăn thì bà bầu phải lựa chọn táo sạch, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, việc tìm mua táo ở nơi cung cấp hoa quả sạch uy tín, chất lượng để tránh mua phải loại còn tồn đọng thuốc gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu cẩn thận, mẹ có thể gọt bỏ vỏ táo khi ăn, tuy nhiên điều này sẽ làm giảm đáng kể lượng dưỡng chất của táo.
Thực tế trong táo có hàm lượng đường khá cao, chính vì thế mà khi bà bầu lạm dụng quá nhiều, ăn táo mất kiểm soát, không những không mang lại hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe như: Đầy bụng, khó tiêu, gây ảnh hưởng xấu đến thận và chức năng tiêu hóa…
Nếu cẩn thận, mẹ có thể gọt bỏ vỏ táo khi ăn - Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, thai phụ bị tiểu đường cũng không nên ăn táo đỏ quá nhiều vì sẽ khiến lượng đường huyết trong máu tăng cao gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Trước khi ăn, mẹ nên rửa qua táo dưới vòi nước sạch, sau đó ngâm táo chừng 5 – 10 phút trong nước muối loãng rồi vớt ra tiếp tục rửa táo dưới vòi nước sạch. Cách này nhằm loại bỏ tối đa lượng thuốc tồn đọng trong táo.
Tuy là loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng táo ít calo và cho cảm giác no lâu. Mỗi ngày mẹ không nên ăn nhiều hơn 2 quả táo để tránh bị đầy bụng dẫn đến lười ăn các thực phẩm dinh dưỡng khác.
Táo là loại trái cây được xếp vào danh sách thực phẩm có nguy cơ tồn đọng thuốc, chất bảo quản nhiều nhất. Để đảm bảo an toàn, mẹ hãy mua áo ở những địa chỉ uy tín, chất lượng.
Có thể thấy, chị em chắc hẳn đã tìm được cho mình câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn táo được không. Vì những lợi ích to lớn trên, dù thích hay không mẹ hãy bổ sung táo vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình và cảm nhận những lợi ích mà táo mang lại.
Subscribe to our newsletter to get notification about new updates, information, discount, etc..